Sinh viên xé nát bằng đại học vì không tìm được việc làm

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một sinh viên tốt nghiệp, nhưng không tìm được việc làm phù hợp, trong cơn tức giận Tiểu Phi đã xé nát bằng đại học.

Tiểu Phi sinh năm 1999, tốt nghiệp Đại học Trịnh Châu vào tháng 6/2021. Sau hơn 1 năm rưỡi tốt nghiệp, nam sinh này vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp.

Nam sinh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi mong muốn ở lại thành phố để lập nghiệp và tìm việc làm phù hợp với bản thân”. 

 

Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.


“Không phải là tôi không tìm được việc làm, mà là tôi không tìm được công việc lý tưởng”, Tiểu Phi bộc bạch. Với anh, công việc lý tưởng ở đây là làm trong một công ty được đóng bảo hiểm xã hội và có mức lương ổn định đủ để chi trả cho cuộc sống. 

 Bằng tốt nghiệp đại học của Tiểu Phi.


Sau khi tìm được một công ty phù hợp với lý tưởng, Tiểu Phi nhận ra hầu hết những người làm ở đây đều có bằng thạc sĩ. Hoặc không họ sẽ tốt nghiệp ở các đại học top đầu của Trung Quốc. 

Xét về năng lực, Tiểu Phi tự thấy bản thân không phù hợp với công ty trên. Nếu tiếp tục đi học thạc sĩ thì Tiểu Phi không biết lấy tiền ở đâu. Trong suốt 4 năm đại học, bố mẹ Tiểu Phi đã rất vất vả thì mới đủ tiền cho anh ăn học, vì họ chỉ là nông dân bình thường. 

Số tiền 70.000-80.000 NDT (hơn 240-270 triệu đồng) với người nông dân không dễ dàng có được. Nhận thấy gia đình không còn khả năng chi trả học phí, nên Tiểu Phi quyết định không học thạc sĩ. 

Trong một lần tìm việc gần đây, Tiểu Phi lại tiếp tục rơi vào tuyệt vọng vì công ty này không cho đóng bảo hiểm xã hội và mức lương lại khá thấp. 

Nhiều lần không tìm được việc làm phù hợp, Tiểu Phi đã nản lòng và quá mệt mỏi. Trong cơn tức giận, Tiểu Phi đã xé nát tấm bằng đại học, vì không thể tìm được việc làm phù hợp. Anh vừa khóc vừa nói trong cơn phẫn nộ: “Tôi không hiểu thi đại học có tác dụng gì? Và học xong đại học thì sẽ ra làm gì?”.

 

Tiểu Phi xé nát bằng đại học vì tuyệt vọng không tìm được việc làm.


Câu chuyện của Tiểu Phi - một chàng sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm phù hợp đã xé nát bằng đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. 

Có người cho rằng: “Tiểu Phi còn quá trẻ, nên sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, hành động xé bằng vì không tìm được việc làm phù hợp là nông cạn, suy nghĩ thiển cận”.

Trước đó, một sinh viên của Đại học Hồ Nam cũng có hành động tương tự. Sinh viên này họ Vương, trong kỳ thi đại học năm đó, anh đạt được điểm cao, đủ đỗ vào Đại học Bắc Kinh. 

Thế nhưng, khi đăng ký nguyện vọng nam sinh này đã viết nhầm, nên phải học ở Đại học Hồ Nam. Điều này, đã khiến cho anh Vương tuyệt vọng. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Vương lên Bắc Kinh tìm việc, thế nhưng do tiêu chuẩn đặt ra quá cao, nên anh cũng không thể tìm được việc như ý. 

Cuối cùng, anh Vương cũng lựa chọn cách xé bằng đại học. Anh cho biết: “Tôi là lường trước được hậu quả của việc xé bằng, bước đường cùng là tôi sẽ phải đến công trường để làm thuê”.

Sau 2 sự việc trên, một thầy giáo cho biết: 

Thứ nhất, do dịch bệnh kéo dài 3 năm, nên sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ rất khó tìm được việc làm. Đây là giai đoạn đặc biệt, sinh viên cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để không bị sốc. 

Thứ hai, nếu chưa tìm được công việc phù hợp thì bằng cấp không phải thứ sinh viên có thể trút giận và xé nát. Vì đây cũng là kết quả của 4 năm học, việc xé bỏ bằng tốt nghiệp chẳng khác nào sinh viên đang giẫm đạp trên chính tương lai của bản thân.

Thứ ba, ông hy vọng các sinh viên tốt nghiệp đại học nên đối mặt với thực tế và hạ thấp yêu cầu của bản thân. Sinh viên không nên “cưỡi ngựa xem hoa”, mà cần phải có trải nghiệm thực tế và nhìn vào vấn đề trước mắt để giải quyết. Sau khi có đủ kinh nghiệm, sinh viên mới nên tìm một công việc bản thân yêu thích. 

An Dương

(Theo 163)

Người Việt đầu tiên học tại phân viện của Đại học Oxford

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa bậc cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Sheffield Hallam (Anh), Chu Công Sơn trở thành người Việt đầu tiên trong hơn 250 năm theo học tại Harris Manchester College thuộc Đại học Oxford.

Nhói lòng hình ảnh mẹ quỳ trước biển, ngóng tin con 6 tuổi đi học rồi mất tích

Hơn 4 ngày trôi qua, việc tìm kiếm bé N. mất tích khi được gửi ở điểm trông trẻ vẫn chưa có kết quả. Mong nhớ con, người mẹ nhiều giờ gục đầu trước bãi biển, chờ trong vô vọng.

Đừng để sinh viên giỏi xuất sắc trường này bằng trung bình trường khác

"Nếu một sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc của trường này nhưng năng lực làm việc không bằng một sinh viên khá hay trung bình của trường khác, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá ra sao, hệ lụy của chuyện này thế nào?" - một hiệu trưởng nêu vấn đề.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp giỏi, xuất sắc: Trường đã "nhẹ tay"?

Theo các nhà quản lý giáo dục, có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp xếp loại giỏi và xuất sắc, trong đó không loại trừ lý do nhà trường "nhẹ tay" để làm đẹp hồ sơ.

Ngọc Trinh khoe vẻ sexy, Quốc Trường than là ông chủ vẫn tự tay sửa điện

Ngọc Trinh lấy lại phong độ, khoe vẻ sexy sau thời gian tập luyện chăm chỉ. Diễn viên Quốc Trường than là ông chủ vẫn phải sửa điện.

Học sinh Việt Nam hiếm hoi giành học bổng 100% từ đại học top đầu Australia

Nguyễn Đắc Lê Bách, học sinh lớp 12 Chuyên Tin, trường THPT Hà Nội - Amsterdam, vừa giành được học bổng 100% từ ĐH Sydney, Australia.

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Đang cập nhật dữ liệu !