Liên Hợp Quốc thông qua hiệp định lịch sử về biển cả

Sau gần 20 năm vận động và đàm phán, Liên Hợp Quốc đã thông qua hiệp định đầu tiên trong lịch sử về bảo vệ các vùng biển quốc tế.

Theo AP, trong ngày 19/6, các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chính thức thông qua "Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ngoài vùng tài phán quốc gia" (BBNJ), hay còn gọi là "Hiệp định Biển cả". Đây là văn kiện thứ 3 thực thi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Hiệp định này sẽ tạo ra một cơ quan mới nhằm quản lý việc bảo tồn sự sống ở đại dương và thiết lập các khu bảo tồn biển ở vùng biển quốc tế. Bên cạnh đó, hiệp định cũng thiết lập các quy tắc cơ bản để đánh giá tác động môi trường bởi các hoạt động thương mại và các nguyên tắc chia sẻ "nguồn gen biển" cho mục đích khoa học.

"Đại dương là nguồn sống của Trái Đất. Việc Hiệp định Biển cả được thông qua đã tiếp thêm sức sống và hy vọng cho đại dương", Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: AP

Ông Guterres nhấn mạnh, việc thông qua hiệp định được tiến hành tại thời điểm quan trọng, khi các đại dương phải đối diện với nhiều nguy cơ. Ông Guterres kêu gọi các quốc gia nhanh chóng ký và phê chuẩn hiệp định sớm nhất có thể nhằm giải quyết các mối đe dọa đối với đại dương.

"Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi dòng chảy đại dương, làm tăng nhiệt độ nước biển, khiến hệ sinh thái biển bị biến đổi. Nhiều loài sinh vật biển bị đe doạ bởi hoạt động đánh bắt quá mức và tình trạng axit hoá đại dương", ông Guterres nói thêm.

Theo AP, hiệp định này được thông qua sau gần 20 năm thảo luận và đàm phán. Hiệp định Biển cả đã được các luật sư và dịch giả của LHQ nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo ra các bản dịch khớp với 6 ngôn ngữ chính thức của cơ quan này.

Vào ngày 20/9, hiệp định sẽ được thảo luận tại cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng LHQ. Nếu được 60 quốc gia phê chuẩn, hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực.

Việt Dũng

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Đang cập nhật dữ liệu !