Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Hoàng hôn dần buông xuống, từng đàn chim bay về tìm chỗ trú ngụ sau một ngày miệt mài kiếm ăn. Không lâu sau, khu vườn nhà ông Lâm Văn Huy (72 tuổi, ngụ xã Giai Hoà 1, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) phủ một màu trắng xoá. Những âm thanh phát ra từ đàn chim râm ran cả khu vực. Chúng kêu liên hồi như báo hiệu gọi nhau về tổ.

Đội chiếc nón quai, lão nông chậm rãi “đi tuần” quanh vườn chim. “Vết mổ ở bụng hồi cuối tháng 8 năm ngoái vừa lành, tôi đi lại có chút khó khăn. Biết sức khoẻ tôi có phần yếu đi, những người săn trộm thường lẻn vào vườn bắn chim”, ông Huy nói.

Từng đàn chim sải cánh bay về vườn nhà ông Huy trú ngụ

Đưa chúng tôi tham quan vườn, ông Huy kể chi tiết tập tính của từng loài chim từ thời gian kiếm ăn cho đến quá trình sinh sản. Nhiều nhất phải kể đến cò, diệc, cồng cộc, điên điển…

Người lập nên "cứ địa" cho đàn chim trời là cụ Lâm Văn Ịch, ông nội của ông Huy. Gần 100 năm trước, gia đình cụ Ịch phát hiện đàn cò trắng khoảng vài chục con ở đâu bay đến vườn trú ngụ. 

Những ngày sau, chúng bay về mỗi lúc một đông, số lượng chim cứ thế tăng dần. Nhận thấy điềm lành, cụ đã bàn với gia đình “nhường đất”, không xua đuổi đàn chim mà để chúng sinh sôi nảy nở tự nhiên.

Kế thừa truyền thống gia đình, sau này bố của ông Huy trồng thêm dừa, tre, bần để các loài chim đến ở. Thời điểm đó, đàn chim trời lên đến cả chục nghìn con, đậu kín cả khu vườn.

W-cuu-mang-chim-troi-4-1.jpg
Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy nhường đất, "cưu mang" chim trời

“Đầu những năm 1970, chiến tranh ác liệt, những trận mưa bom liên tục trút xuống, gia đình tôi phải sơ tán. Đàn chim cũng không còn nơi trú ngụ. Mãi tới khi hòa bình, tôi về quê hương, trồng cây mới với mong muốn đàn chim trở lại”, ông Huy nói.

Không phụ lòng mong mỏi, khoảng một năm sau, từng đàn chim trời bay về làm tổ. Rồi ông làm bờ bao, đào thêm ao, khơi thông kênh mương, thả cá làm thức ăn cho chúng.

W-vuon-chim-co-1.jpg
Hy sinh nguồn lợi từ mảnh vườn rộng 4ha, gia đình lão nông miền Tây quyết tâm bảo vệ đàn chim

Theo lời ông Huy, đàn chim về đây trú ngụ kéo theo nỗi lo có rất nhiều người tò mò, ngó nghiêng, nhất là cánh săn bắn chim. Họ tìm mọi cách như dùng máy phát giả tiếng kêu, keo bẫy, ná thun để săn bắt đàn chim trong vườn nhà ông.

Nhiều đêm, ông Huy không dám ngủ, thức trắng bảo vệ đàn chim. “Mỗi lần phát hiện kẻ gian rình mò, tôi và mọi người trong gia đình đều cố gắng khuyên họ đừng phá hoại chúng. Bởi, đó là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng không chỉ cho riêng gia đình tôi mà cho cả người dân quanh khu vực”, ông Huy chia sẻ.

Dẫu vậy, không phải ai cũng lắng nghe những lời khuyên đó của ông mà bỏ qua “miếng mồi ngon” trước mắt. Những tay thợ săn rình mò đêm này qua đêm khác, khi thấy gia chủ “cửa đóng then cài”, họ sẵn sàng phục kích đàn chim.

W-cuu-mang-chim-troi-5-1.jpg
Con đường dài khoảng 1km, rộng 1m, đi quanh khu vườn giúp ông thuận tiện hơn trong việc "đi tuần"

Được sự giúp đỡ của con cháu, ông Huy chi gần 100 triệu đồng làm con đường bê-tông đi quanh khu vườn. Gần đây, một số vị trí mặt đường được ông gia cố, mở rộng, tiện công thu hoạch dừa và chăm sóc đàn chim trời.

Gắn bó với đàn chim hơn 50 năm nay, chăm chút chúng từng ngày, nhìn thấy quá trình phát triển và lớn dần, ông Huy hạnh phúc vô cùng. Hơn bao giờ hết, ông mong muốn đàn chim ở nơi đây luôn được mọi người che chở, bảo vệ.

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !