Vì sao Ấn Độ nối gót châu Âu 'khai tử' Huawei và ZTE của Trung Quốc?

Ấn Độ chính thức trở thành quốc gia tiếp theo khai tử Huawei và ZTE của Trung Quốc, động thái này dự kiến sẽ làm Bắc Kinh giận dữ.

Mới đây, Bộ Truyền thông Ấn Độ đã ra thông báo cho phép các nhà sản xuất thiết bị viễn thông toàn cầu như Sony Ericsson, Nokia và Samsung tham gia thử nghiệm 5G ở Ấn Độ, nhưng các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE không có tên trong danh sách này.

Theo Bloomberg, do đối đầu và xung đột ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà khai thác viễn thông Ấn Độ đã liên tục tránh hợp tác với các công ty viễn thông Trung Quốc trong lĩnh vực 5G.

{keywords}
Huawei và ZTE là hai công ty “đình đám” của Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Báo cáo cũng tin rằng quyết định của các nhà khai thác viễn thông Ấn Độ trong việc “khai tử” Huawei và ZTE của Trung Quốc là hành động phối hợp với Mỹ, Anh và Australia.

Theo Hãng tin Bloomberg, một loạt nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây tại Ấn Độ như Bharti Airtel, Reliance Jio Infocomm, Vodafone Idea và Mahanagar Telephone Nigam (thuộc sở hữu nhà nước) chọn hợp tác với các công ty Ericsson, Nokia, Samsung Electronics thay vì các "ông lớn" Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Thông cáo phát đi ngày 4/5 của Trung tâm Phát triển viễn thông của Ấn Độ cho biết cụ thể hơn việc này. Theo đó, để triển khai các chương trình thí điểm mạng 5G, Hãng Reliance Jio sẽ sử dụng công nghệ do họ tự phát triển. Theo Reuters, cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra thiết bị và công nghệ 5G trong các môi trường khác nhau. 

Với việc nâng cấp hơn nữa các ứng dụng mạng, các nhà khai thác viễn thông Ấn Độ đang mong muốn tung ra mạng không dây tốc độ cao để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trong các lĩnh vực như truyền thông, trò chơi và giải trí.

Bloomberg đưa tin, mặc dù Ấn Độ trước đây đã sớm đồng ý cho phép Huawei tham gia thử nghiệm 5G, nhưng sau đó lập trường của Ấn Độ đối với Huawei đã trở nên cứng rắn, nhất là từ sau khi hai nước xung đột tại khu vực biên giới vào năm 2020.

Sau đó, Ấn Độ cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok của Công ty ByteDance (Trung Quốc) và hàng chục ứng dụng phổ biến khác do Trung Quốc phát triển với lý do lo ngại nguy cơ an ninh.

Theo báo cáo của Reuters, hiện, cả ZTE và Huawei đều từ chối bình luận về thông báo được Bộ Truyền thông Ấn Độ đưa ra vào ngày 4/5 và vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức nào.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang đối xử không công bằng với các công ty Trung Quốc trong việc tham gia xây dựng mạng 5G của Ấn Độ. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Ấn Độ “bất công” với công ty Trung Quốc.

Hôm 10/3, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một sửa đổi đối với đặc điểm kỹ thuật cấp phép viễn thông, yêu cầu từ ngày 15/6, tất cả các công ty viễn thông chỉ mua thiết bị từ các nhà cung cấp "đáng tin cậy" được các cơ quan chỉ định phê duyệt. Điều này có nghĩa là Ấn Độ chính thức khai tử Huawei của Trung Quốc, do công ty này đang bị nhiều quốc gia trên thế giới cấm giao dịch vì tin rằng, Huawei là công ty tình báo của Trung Quốc.

Thời gian qua, chính quyền các nước Mỹ, Anh và Australia cũng đã tuyên bố không chào đón các doanh nghiệp cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc tham gia phát triển hạ tầng mạng 5G tại nước họ.

Washington nhiều lần bày tỏ quan điểm lo ngại về các lỗ hổng bảo mật có thể đe dọa an ninh quốc gia trong các thiết bị hạ tầng mạng 5G do Trung Quốc phát triển. Các hãng công nghệ Trung Quốc từng nhiều lần bác bỏ những cáo buộc này.

Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Anh cũng khẳng định, đã nắm trong tay những bằng chứng vững chắc về việc Huawei cài "cổng sau" thu thập dữ liệu cho chính quyền Bắc Kinh, dù trong suốt thời gian qua các lãnh đạo của Huawei liên tục lên tiếng về các cáo buộc của Anh mà họ cho là sai trái.

Ngoài các nước trên, Công ty Orange Bỉ (chi nhánh của Orange Pháp) cho biết đã chọn thiết bị vô tuyến của Nokia để thay mới các mạng hiện có của công ty và giới thiệu mạng 5G tương lai của công ty.

Công ty viễn thông Bỉ và đối thủ cạnh tranh địa phương Proximus đã quyết định dần thay mới thiết bị di động do Huawei sản xuất tại Bỉ và Luxembourg bằng thiết bị của Nokia. Hai công ty này nằm trong số những công ty thương mại đầu tiên ở châu Âu loại thiết bị của Huawei ra khỏi mạng Internet di động 5G.

Khu dinh thự đắt đỏ 130 triệu USD thuộc về Bill Gates hay vợ sau ly hôn?

Khu dinh thự đắt đỏ 130 triệu USD thuộc về Bill Gates hay vợ sau ly hôn?

Dư luận quan tâm một khu bất động sản trị giá hơn 130 triệu USD của vợ chồng tỷ phú Bill Gates sẽ được phân chia thế nào khi cặp đôi ly hôn. 

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !