Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung làm thay đổi lịch sử nhân loại

Vụ ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand được coi là vụ ám sát tồi tệ nhất trong lịch sử, bởi vụ việc là nguyên nhân làm bùng nổ Thế chiến I.

Người kế vị "bất đắc dĩ"

Theo History, Franz Ferdinand sinh ngày 18/12/1863, là con trai cả của Hoàng tử Áo Karl Ludwig (em trai Hoàng đế Áo Franz Joseph). Ông Ferdinand vốn dĩ không phải là người kế vị, nhưng cái chết của người anh họ là Thái tử Rodolf đã khiến ông trở thành người nối ngôi.

Dù là người kế vị ngai vàng, nhưng Thái tử Ferdinand lại không được lòng giới quý tộc bởi tính cách có phần ngang bướng của mình. Việc ông muốn cưới bà Sophie Chotek - con gái của một gia đình quý tộc nghèo tới từ Czech, càng làm cho sự phản đối trở nên quyết liệt.

Tuy vậy, vào năm 1899, Hoàng đế Franz Joseph vẫn cho phép hai người đến với nhau, với điều kiện là các con của Thái tử Ferdinand không được thừa kế ngai vàng. Ngoài ra, bà Sophie cũng không được phong tước vị hoàng gia, không được xuất hiện cùng chồng ở nơi công cộng, phải ngồi cách xa chồng ở bàn ăn.

Vợ chồng Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand trước khi bị ám sát. Ảnh: History

Tại đế quốc Áo-Hung, những người Serbia vốn bị coi là một vấn đề nhức nhối, bởi họ luôn khuyến khích người Bosnia tách khỏi đế quốc. Điều này bắt nguồn từ năm 1908, khi Áo-Hung sáp nhập Bosnia-Herzegovina bằng vũ lực, bất chấp sự phản đối của Serbia. Theo History, người dân Serbia đặc biệt không ưa Thái tử Ferdinand, bởi ông có tư tưởng bành trướng đế quốc Áo-Hung ở vùng Balkan và nhiều lần miệt thị người Serbia.

Đặc biệt, tổ chức khủng bố "Black Hand" (Bàn tay đen) đã đưa Thái tử Ferdinand vào danh sách những người "cần phải tiêu diệt". Tổ chức này ra đời vào năm 1911, theo đường lối giải phóng Bosnia-Herzegovina, khu vực tranh chấp giữa Serbia và đế quốc Áo-Hung.

Vụ ám sát dẫn tới Thế chiến I

Vào tháng 6/1914, với vai trò là Tổng thanh tra quân đội Áo-Hung, Thái tử Ferdinand đã nhận được lời mời tới thị sát cuộc diễn tập quân sự ở Sarajevo - thủ phủ của Bosnia-Herzegovina. Giới chức quân đội đế quốc khi đó đã cảnh báo Thái tử Ferdinand không nên đến Bosnia-Herzegovina vì nguy cơ bị ám sát. 

Tuy vậy, Thái tử Áo-Hung vẫn quyết định tới Sarajevo, bởi ông coi đây là cơ hội tốt để giới thiệu bà Sophia tới đông đảo công chúng. Và cũng chính quyết định này đã tạo ra cơ hội cho tổ chức Black Hand lên kế hoạch ám sát. 

Biết được lịch trình hoạt động của vợ chồng Thái tử Ferdinand, tổ chức Black Hand đã cử các thành viên mai phục sẵn để ám sát. Vào khoảng 10h sáng ngày 28/6/1914, khi đoàn xe hộ tống của ông Ferdinand đang trên đường tới thăm một bệnh viện ở Sarajevo thì bị tập kích bằng bom. May mắn thay là quả bom bật ra khỏi chiếc xe, và không làm vợ chồng Thái tử Ferdinand bị thương.

Hung thủ ám sát Thái tử Áo-Hung bị bắt tại hiện trường. Ảnh: Brewminate

Tại thời điểm đó, thay vì rời khỏi Sarajevo ngay lập tức, thì Thái tử Ferdinand lại tiếp tục chuyến thăm của mình. Để tránh bị ném bom một lần nữa, đoàn xe hộ tống đã di chuyển rất nhanh, khiến cho chiếc xe đầu tiên rẽ nhầm hướng.

Khi chiếc xe phải lùi lại vì nhầm đường, một sát thủ khác của Black Hand đã nhanh chóng tiếp cận và bắn 2 phát súng vào xe. Viên đạn đầu tiên trúng vào cổ Thái tử Ferdinand, viên còn lại trúng vào bụng của bà Sophie, cả hai người đều tử vong sau đó không lâu.

Trong bối cảnh chính trị châu Âu vốn đã căng thẳng, cái chết của Thái tử Ferdinand đã trở thành giọt nước tràn ly, khiến Áo-Hung tuyên chiến với Serbia vào ngày 28/7/1914. Các quốc gia khác nhanh chóng bị kéo vào cuộc xung đột, chia làm 2 phe gồm Liên minh (Đức, Áo-Hung, Italia) và Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga và cuối cùng là Mỹ). 

"Cuộc chiến vĩ đại" hay "Thế chiến I" đã xảy ra trong 4 năm tiếp theo, khiến cho 10 triệu người chết và trên 20 triệu người bị thương, làm kinh tế châu Âu kiệt quệ.

Việt Dũng

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Đang cập nhật dữ liệu !