Chuyên gia phân tích ‘nền kinh tế bóng tối’ của Afghanistan

Các chuyên gia Mỹ về Afghanistan Graham Smith và David Mansfield gần đây đã công bố một nghiên cứu về “nền kinh tế bóng tối” của đất nước Nam Á và cho rằng lĩnh vực này sẽ giúp chính phủ mới làm giàu cho đất nước.

Theo New York Times, các chuyên gia tin rằng buôn lậu sẽ trở thành nguồn chính của ngân sách nhà nước dưới thời Taliban.

Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, nơi mà cho đến gần đây hỗ trợ tài chính từ nước ngoài đã bao phủ 75% chi tiêu của chính phủ. Các nước phương Tây hiện nay tự tin rằng họ sẽ có thể để gây áp lực bằng cách đe dọa chính phủ mới ngừng đầu tư vào nền kinh tế Afghanistan.

Tuy nhiên, các chuyên gia Smith và Mansfield nhận định, Taliban ngay cả trước khi chiếm được thủ đô của Afghanistan, họ đã chiếm đoạt nguồn tài sản chính của nước nước này, cụ thể là các tuyến đường thương mại đóng vai trò là đầu mối chiến lược cho việc trao đổi hàng hóa ở Nam Á. Việc sử dụng chúng sẽ cho phép chính phủ mới “độc lập khỏi các nhà tài trợ tài chính” và kiếm tiền từ thương mại với Trung Quốc và Pakistan.

{keywords}
Chuyên gia kinh tế Mỹ nói gì về làm giàu cho ‘nền kinh tế bóng tối’ của Afghanistan? (Ảnh: AP)

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng các quốc gia phương Tây đã phóng đại ảnh hưởng đối với Afghanistan là do họ không hiểu được quy mô và lợi nhuận trong “lĩnh vực bóng tối của nền kinh tế nước này”.

Việc buôn bán thuốc phiện, cần sa, methamphetamines (chất kích thích thần kinh được sử dụng chủ yếu để tổng hợp ma túy) và các loại ma túy khác không phải là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong khu vực. Số tiền thực sự lớn hóa ra đến từ việc buôn lậu các mặt hàng thông thường như nhiên liệu và các sản phẩm nhập khẩu.

Một nghiên cứu của Smith và Mansfield ở tỉnh Nimroz, giáp biên giới Iran và Pakistan, cho thấy số tiền mà Taliban thu để vận chuyển hàng hóa an toàn đã mang về cho nhóm này khoảng 235 triệu USD mỗi năm. Trong khi, các khoản đầu tư từ nước ngoài vào nền kinh tế của tỉnh trung bình là dưới 20 triệu USD một năm.

Taliban đã chiếm Nimroz vào mùa hè này. Vào tháng 6, lực lượng này chiếm thành phố Gorgori và vào tháng 7 là thành phố Delaram. Chỉ riêng 2 khu định cư này đã có thể mang lại cho Taliban 18,6 triệu USD mỗi năm nếu duy trì hệ thống cũ vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp qua biên giới, với 5,4 triệu USD đến từ buôn bán nhiên liệu và 13 triệu USD từ buôn lậu hàng hóa khác.

Bên cạnh đó, thành phố Zaranj ở biên giới với Iran cũng trở thành một nơi giao thương hữu ích cho Taliban. Tại đây Taliban mang về 43,2 triệu USD mỗi năm. Tính cả số tiền thu thuế, Taliban có tổng cộng là 50 triệu USD vào năm 2020. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận thấy rằng thu nhập thực tế ở Zaranj, tính đến khối lượng “giao dịch bóng tối khổng lồ”, chủ yếu là nhiên liệu, ít nhất là 176 triệu USD một năm.

Những “thành công” của Taliban khiến các quốc gia láng giềng đứng trước những lựa chọn khó khăn là tiếp tục giao thương với Afghanistan, trao cho chính phủ hiếu chiến mới nhiều quyền lực và tính hợp pháp hơn, hoặc tự cướp đi một công việc kinh doanh sinh lợi cao.

Trong khi một số nước đang nghiêng về phương án thứ 2, vẫn chưa biết những quyết định này sẽ có hiệu lực trong bao lâu. Ví dụ, Iran, không muốn công nhận sự cai trị của Taliban đã cắt đứt mọi hoạt động thương mại với Afghanistan vào đầu tháng 8. Nhưng động lực kinh tế để Tehran nối lại quan hệ thương mại là rất lớn.

Theo số liệu chính thức, năm ngoái thương mại song phương của Iran với Afghanistan đã vượt quá 2 tỉ USD. Trong nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ phát hiện ra rằng số liệu thực tế cho khu vực này có thể cao gấp đôi.

Trước đó, Liên Hợp Quốc đánh giá Taliban có thể thu về 400 triệu USD từ ma túy trong giai đoạn 2018-2019. Một báo cáo của cơ quan thanh tra đặc biệt của Mỹ về Afghanistan (SIGAR) nhận định nguồn 60% thu nhập hàng năm của Taliban đến từ buôn lậu ma túy.

Gazprom tiếp tục ‘tống tiền’ châu Âu?

Gazprom tiếp tục ‘tống tiền’ châu Âu?

Cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Alexey Orzhel cho biết, châu Âu có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và đây là chủ đích của Nga.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !