Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt sau 32 năm con trai bị bắt cóc

Một người đàn ông bị bắt cóc khi mới chỉ 2 tuổi đã may mắn được gặp lại cha mẹ đẻ sau 32 năm lưu lạc.

 

Ngư dân Trung Quốc liều mình thu hoạch thứ 'hái ra tiền'

Ngư dân Trung Quốc liều mình thu hoạch thứ 'hái ra tiền'

Được mệnh danh là một trong những công việc nguy hiểm nhất, song ngư dân Trung Quốc lại "hái ra tiền" nhờ thu hoạch hàu cổ ngỗng.  

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), anh Mao Yin khi mới 2 tuổi đã bị bắt cóc tại thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây vào năm 1988 và bị bán cho một gia đình khác làm con nuôi.

{keywords}
Cuộc đoàn tụ không ngờ sau 32 năm con trai bị bắt cóc. (Ảnh: SCMP)

Sau đó, anh Mao được bố mẹ nuôi đổi tên thành Gu Ningning. Tuy nhiên, sau 32 năm thất lạc, anh Mao đã được tái ngộ với bố mẹ đẻ là ông Mao Zhenjing và bà Li Jingzhi hôm 18/5. Cuộc đoàn tụ được cảnh sát thành phố Tây An tổ chức và được phát trực tiếp trên CCTV.

Anh Mao hiện điều hành một doanh nghiệp chuyên trang trí nhà cửa. Hồi đầu tháng Năm, cảnh sát thành phố Tây An đã dùng công nghệ nhân diện khuôn mặt để phân tích bức ảnh cũ lúc còn nhỏ của anh Mao. Sau đó, để xác thực danh tính, anh Mao được làm xét nghiệm ADN.

Theo đoạn phim được CCTV phát, khi cảnh sát Trung Quốc thông báo với bà Li rằng người con trai từng bị mất tích của bà đã được tìm thấy, bà Li đã thốt lên rằng, “Đó là món quà tuyệt vời nhất đối với tôi trong Ngày của Mẹ”.

Tại cuộc họp báo, bố mẹ của anh Mao đã không thể kìm nén cảm xúc và bật khóc khi ôm con trai. Cầm tay con trai, bà Li nói, “Tôi không muốn phải lìa xa con trai mình thêm một lần nào nữa”.

Về phần mình, anh Mao cho biết anh sẽ sớm chuyển về sống cùng với bố mẹ đẻ của mình.

Anh Mao biến mất một cách bí ẩn vào năm 1988 khi có mặt gần khách sạn Jinling ở thành phố Tây An sau khi người cha để con lại một mình vài phút để đi lấy nước.

Bố mẹ của anh Mao đã dành 32 năm để tìm kiếm người con trai mất tích trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Thậm chí, bà Li đã đi phát hơn 100.000 tờ rơi với hy vọng có ngày tìm thấy con trai.

Kể từ năm 1999, bà Li đã xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình ở Trung Quốc để nói về thực trạng hàng ngàn đứa trẻ bị mất tích và bà hy vọng một ngày nào đó, con trai của mình sẽ xem được chương trình này.

Vào năm 2007, bà Li trở thành tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ có tên “Baby Come Home” (tạm dịch: Đứa con trở về) nhằm tìm kiếm những đứa trẻ bị mất tích và đã giúp hơn 20 gia đình tìm lại con của mình.

“Trong quãng thời gian tìm kiếm con trai hơn 20 năm, tôi hiểu được mức độ khó khăn của công việc này. Tôi tự hỏi liệu có ai đó có thể giúp con trai tôi tìm thấy gia đình của mình”, bà Li chia sẻ với SCMP hồi tháng 1/2020.

Trong quá trình tìm kiếm, bà Li từng tìm hiểu 300 trường hợp với hy vọng đó là con trai nhưng tất cả đều không đúng.

Cảnh sát thành phố Tây An cho biết hồi tháng Tư, họ phát hiện ra rằng con trai bà Li bị bán cho một gia đình hiếm muộn với giá 6.000 nhân dân tệ tương đương với 845 USD hiện thời. Tuy nhiên, thông tin về cặp vợ chồng nhận nuôi anh Mao không được công bố và cảnh sát vẫn đang điều tra về đường dây buôn bán trẻ em.

Còn theo CCTV, anh Mao lớn lên ở tỉnh Tứ Xuyên và từng học đại học trước khi điều hành công ty chuyên trang trí nhà cửa. .

Kể từ năm 2009, Bộ Công An Trung Quốc đã cho xây dựng cơ sở dữ liệu ADN để ngăn chặn tình trạng buôn bán người ở Trung Quốc. Theo giới chức Trung quốc, hơn 6.300 trẻ em bị bắt cóc đã được tìm thấy nhờ cơ sở dữ liệu ADN.

Minh Thu (lược dịch) 

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !