Gia tăng căng thẳng Mỹ - Iran sau cái chết của nhà khoa học bí ẩn?

Cái chết của nhà khoa học hàng đầu Iran hôm 27/11 có thể làm gia tăng căng thẳng Mỹ - Iran trong những tuần cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Một nhà khoa học Iran lâu nay bị phương Tây nghi ngờ là người đứng đầu chương trình phát triển bom hạt nhân mới qua đời trong vụ phục kích gần thủ đô Tehran hôm 27/11. Sự kiện này có thể làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong những tuần cuối nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump.

{keywords}
Nhà khoa học Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát trong chiếc ô tô ở ngoại ô Tehran. (Ảnh: Times of Israel)

Theo truyền thông Iran, nhà khoa học Mohsen Fakhrizadeh qua đời tại bệnh viện sau khi bị các tay súng ám sát bằng cách nã đạn vào chiếc xe chở ông này. Sự việc dường như sẽ làm khó thêm cho những nỗ lực của ông Joe Biden tái thiết chính sách hạt nhân từng được thi hành dưới thời chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 tới, sau khi ông Trump đưa ra tuyên bố ám chỉ chấp nhận chuyển giao quyền lực hồi đầu tuần này.

Iran đã lên tiếng chỉ trích Israel đứng đằng sau cái chết của nhà khoa học Fakhrizadeh. Ngoài ra, Iran cũng cho rằng, cái chết của ông Fakhrizadeh là điều mà Tổng thống Trump mong muốn trước khi rời khỏi Nhà Trắng. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã chia sẻ trên Twitter về “những dấu hiệu quan trọng liên quan tới vai trò của Israel”.

Ngay cả ông Hossein Dehghan, cố vấn quân sự của Thủ lĩnh tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng nhấn mạnh, “vào những ngày cuối trong sự nghiệp chính trị của ông Trump, Israel đang cố gia tăng sức ép với Iran và muốn tạo ra một cuộc chiến tổng lực”.

Hiện Israel từ chối đưa ra lời bình luận sau cái chết của nhà khoa học Iran. Nhà Trắng, Lầu Năm góc, Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA cùng nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden cũng từ chối đưa ra nhận định.

Trong khi đó, có nguồn tin cho hay cơ quan an ninh hàng đầu của Iran là Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao đã triệu tập cuộc họp khẩn với các tướng quân sự đứng đầu sau cái chết của ông Fakhrizadeh.

Ông Fakhrizadeh lâu nay được các cơ quan tình báo phương Tây và Israel miêu tả là nhà lãnh đạo bí ẩn của chương trình phát triển bom hạt nhân vốn bị dừng lại vào năm 2003. Song theo Israel và Mỹ, Tehran đã cố gắng tìm cách khôi phục chương trình này. Về phần mình, Iran nhiều lần phủ nhận tiến hành vũ khí hóa năng lượng hạt nhân.

Hãng tin Tasnim cho hay, “những kẻ khủng bố đã cho nổ tung một chiếc xe khác” trước khi nã loạt đạn vào chiếc xe chở ông Fakhrizadeh và các vệ sĩ của ông này khi đang ở ngoài khu vực thủ đô Tehran.

Theo các nhân chứng, sau vụ việc, Iran đã cho huy động số lượng lớn lực lượng an ninh kiểm tra từng chiếc ô tô hoạt động trong khu vực thủ đô Tehran nhằm tìm kiếm thủ phạm sát hại ông Fakhrizadeh.

Trong quá trình nắm quyền, ông Trump đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký kết với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Thỏa thuận này được Mỹ và Iran ký kết dưới thời lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Obama vào năm 2015.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Biden đang có ý định khôi phục lại JCPOA, mặc dù giới phân tích nhận định ông Biden sẽ gặp vô vàn khó khăn. Bởi dưới thời ông Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran trở nên vô cùng căng thẳng khi Washington liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt với Tehran.

Ông Robert Malley, cựu cố vấn về vấn đề Iran dưới thời chính quyền của Tổng thống Obama nhận định, cái chết của nhà khoa học Fakhrizadeh nằm trong loạt động thái diễn ra vào những tuần cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Những động thái này dường như là muốn làm khó thêm cho kế hoạch hàn gắn quan hệ với Iran dưới thời ông Biden.

“Mục tiêu đơn giản là gây ra thêm thiệt hại cho nền kinh tế và chương trình hạt nhân của Iran một khi họ còn có thể làm được và cũng là làm khó thêm cho Tổng thống Biden trong việc nối lại hoạt động ngoại giao và quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran”, ông Malley nói.

Điều đáng nói, trong tháng này, một quan chức Mỹ xác nhận ông Trump đã yêu cầu các thân tín đề ra kế hoạch về khả năng tấn công Iran. Tuy nhiên, sau đó, ông Trump quyết định hủy bỏ kế hoạch tấn công.

Trước đó, căng thẳng giữa Mỹ - Iran leo thang tới đỉnh điểm khi hồi tháng Một, ông Trump đã hạ lệnh dùng máy bay không người lái (UAV) ám sát Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, tại sân bay quốc tế Baghdad của Iraq.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc cây khổng lồ đổ ngang đường, đè bẹp hàng loạt ô tô

Một cây cổ thụ khổng lồ đã đổ xuống một trong những con đường đông đúc nhất ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur làm 1 người thiệt mạng, đè bẹp hàng loạt ô tô.

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !