Những người không nên uống trà xanh

Trà xanh là thức uống được hàng triệu người Việt ưa thích, sử dụng mỗi ngày nhưng có chống chỉ định với một số trường hợp.

Trà là loại thức uống quen thuộc, được nhiều gia đình Việt yêu thích, uống nóng hoặc đá đều rất ngon. Nhưng nên uống trà như thế nào để phát huy tốt tác dụng của thức uống này? Có nên uống trà trong bữa ăn hằng ngày và những ai không nên uống, thưa bác sĩ? (Lê Hương, Quảng Ninh).

Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tư vấn:

Trà được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội đã được khoa học chứng minh. Trong thành phần của trà xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin.

Các hợp chất sinh học phong phú trong trà xanh như polyphenol, alkaloid, amino axit, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh như Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, ung thư và giảm cholesterol, giảm cân…

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào khác, trà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách.

Không nên uống trà trong bữa ăn

Một số thành phần trong thực phẩm có thể tương tác với nhau, ngăn cản hấp thụ và có khi còn gây hại hoặc tương tác với các thành phần trong một số thuốc điều trị làm giảm tác dụng của thuốc. 

Trong trà có chứa nhiều catechin và flavonoid, phenoli, là những dạng tanin và axit. Nếu uống trà trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn thì những hợp chất này (nhất là nhóm polyphenol) có thể tạo phức hợp với protein gây kết tủa, giảm giá trị dinh dưỡng, ngăn cản sự hấp thụ protein ngoài ra gây ức chế một số men tiêu hóa, làm ăn uống khó tiêu.

Tính axit trong trà làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nếu uống trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm khí và đầy hơi trong dạ dày.

Hàm lượng caffeine có trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa.

Đặc biệt trong trà còn có chứa một sắc tố gọi là epigallocatechin gallate (EGCG), liên kết tạo phức hợp với sắt trong máu, làm giảm hàm lượng sắt. Có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vô cơ, dẫn đến thiếu sắt và giảm số lượng huyết sắc tố. Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, khi nồng độ huyết sắc tố thấp dễ dẫn đến khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Không nên uống trà đặc: Trong nước trà đặc hàm lượng caffeine khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt, uống trà trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Không nên uống trà lúc đói: sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm loét dạ dày.

Những người không nên uống trà

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu do thiếu sắt, gầy yếu, bệnh về tuyến giáp, gan không nên uống trà. Chất caffeine trong trà xanh có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, chống loạn thần như Clozapine, Metazolam… làm giảm tác dụng, gây tác dụng phụ hoặc biến chứng.

Vitamin K trong trà cũng cản trở tác dụng của Warfarin, thuốc chống đông máu. Do vậy, những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu cũng nên hạn chế uống trà. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà.

Võ Thu

Cô điều dưỡng hoa khôi và cái nắm tay 'chữa lành' của bệnh nhân 80 tuổi

“Bà ngoại” là câu gọi quen thuộc của nữ điều dưỡng trẻ tuổi dành cho bệnh nhân ung thư hơn 80 tuổi của mình. Cái nắm tay nhẹ nhàng như người cháu gái nhỏ phần nào giúp bà có được những ngày hóa xạ trị bớt mệt mỏi.

8 dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề cần đi gặp bác sĩ ngay

Ngoài vàng da, vàng mắt, ngứa da, người mắc bệnh gan thường có triệu chứng buồn nôn, ăn không ngon miệng, chán ăn.

Thầy giáo trẻ được ghép thận: Tâm sự cảm động của người mẹ

Ngày con trai út chuẩn bị xuất viện trở về nhà sau ca phẫu thuật ghép thận thành công, người mẹ xúc động nói lời cảm động.

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !