Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra vào chiều 2/12, Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết đã nhận được kiến nghị của TAND Tỉnh Hà Giang liên quan đến gian lận thi cử năm 2017 tổ chức tại Hà Giang...
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La vừa công bố Kết luận điều tra bổ sung vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ xảy ra tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La.
Liên quan đến bài báo, “Nhận lệnh Hiệu phó, Văn thư nâng điểm để nhiều học sinh lên lớp”, ngày 06/11,UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã có công văn số 445/BC-UBND phản hồi báo chí. Nội dung công văn này khẳng định, Báo Infonet phản ánh là chính xác.
Ngày 2/11, bà Triệu Thị Chính đã gửi đơn kháng cáo kêu oan tới TAND cấp cao tại Hà Nội, sau khi bà bị kết án trong vụ án gian lận thi cử xảy ra tại Hà Giang.
Ngày 5/11, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với một loạt lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hà Giang, Hòa Bình liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Ngoài những sai phạm như chỉ đạo cấp dưới nâng điểm cho 6 học sinh gấp 4 lần để được lên lớp, lãnh đạo Trường THCS Trần Văn Ơn (xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) còn bị tố tự ý trừ lương để đóng bảo hiểm cho giáo viên mà không hỏi ý kiến.
Được triệu tập đến phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018, sáng 16/10/2019, ông Vũ Văn Sử (nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) thừa nhận sự việc xảy ra là điều “hết sức đau lòng”.
Sáng 16/10, sau khi kết thúc thẩm vấn các bị cáo, HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang chuyển sang phần thẩm vấn các nhân chứng.
Tiếp tục phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, sáng 16/10, HĐXX làm rõ những lời khai mâu thuẫn nhau giữa bị cáo Nguyễn Thanh Hoài và cựu Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang Triệu Thị Chính.
Cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, ngay từ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, báo chí và dư luận trong xã hội đã có sự nghi ngờ về tính trung thực trong việc tổ chức chấm thi ở Hà Giang do có những thí sinh điểm cao bất thường.
Với việc "Người làm chứng" Hoàng Tiến Đức, nguyên PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, có đơn xin xét xử vắng mặt, HĐXX cho biết việc này không làm ảnh hưởng đến công tác xét xử và sẽ công bố lời khai của ông Đức tại Cơ quan điều tra.
Trả lời HĐXX phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, chiều 15/10, bị cáo Triệu Thị Chính – nguyên Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang phản bác mọi lời khai của cấp dưới là Nguyễn Thanh Hoài. Bị cáo Chính cũng không nhất trí với nhiều nội dung của cáo trạng.
Trong số 5 bị cáo bị truy tố trong vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, có một nữ công an là Lê Thị Dung (nguyên Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang). Đáng nói, Dung đã 2 lần nhờ Hoài nâng điểm cho tổng cộng 20 thí sinh, có thí sinh được nâng đến gần 30 điểm.
Trả lời HĐXX TAND tỉnh Hà Giang sáng 15/10, bị cáo Phạm Văn Khuông, cựu Phó Giám đốc (PGĐ) Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho biết mặc dù có con trai học trường chuyên của tỉnh nhưng chỉ lo con… trượt tốt nghiệp THPT.
Tại phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang sáng nay (15/10), bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT Hà Giang) khẳng định lời khai trước đó tại cơ quan An ninh điều tra là khách quan và chính xác.
Lời khai của Nguyễn Thanh Hoài tại cơ quan điều tra và tại tòa cho thấy, Hoài không chỉ quanh co chối tội, cố tình đổ trách nhiệm cho cấp trên theo kiểu “trạng chết chúa cũng băng hà” mà còn hé lộ ra sự thật kinh khủng: Có một đường dây chạy điểm vào trường THPT Chuyên của tỉnh Hà Giang!
Sau một lần bị hoãn do nhiều người được triệu tập nhưng không đến, sáng nay (15/10), TAND tỉnh Sơn La tiến hành xét xử vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến các sai phạm tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
Trả lời Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa Vương Thị Thu Hà trong phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài – Trưởng phòng Khảo thỉ và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang đã làm rõ mẩu giấy có nội dung “Lão Phật gia nhờ”.
Chiều 14/10, HĐXX xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang để làm rõ danh sách những người có con/em được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Chiều 14/10, phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang tiếp tục với phần xét hỏi bị cáo Vũ Trọng Lương – Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, người trực tiếp sửa bài thi, nâng điểm cho hơn 100 thí sinh.
Tại phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử, sửa điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, sáng nay (14/10), HĐXX tập trung xét hỏi bị cáo Vũ Trọng Lương – nguyên Phó Phòng khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GS&ĐT tỉnh Hà Giang.
Trả lời HĐXX tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Vũ Trọng Lương (nguyên Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang) đã khai hết danh sách những người nhờ Lương nâng điểm cho con cháu.
Tại phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang sáng nay (14/10), trong phần kiểm tra căn cước những người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Thư ký phiên tòa thông báo rất nhiều người có đơn xin vắng mặt và nhiều người vắng mặt không có lý do.