Chuyện hiểu lầm về các ngân hàng Việt, khách cũng lắc đầu khó đỡ

Tại Việt Nam, hiện có 49 ngân hàng, trong đó có 31 ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 2 ngân hàng chính sách, 2 ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 1 ngân hàng hợp tác xã.

{keywords}
Những lầm tưởng khó đỡ về các ngân hàng Việt, chuyện tưởng khó xảy ra nhưng thực tế diễn ra không ít (ảnh minh họa).

Trong số đó, có không ít tên ngân hàng khi viết tắt lại khiến người ta tưởng nhầm sang ngân hàng khác. Điều này tưởng như khó có thể xảy ra nhưng lại là thực tế diễn ra không ít, gây chuyện cười ra nước mắt giữa khách nhầm và nhân viên ngân hàng.

Một tình huống khá hài hước được chị Bùi Thị Vân, nhân viên giao dịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chia sẻ, chị đã từng tiếp một nữ khách hàng mang sổ tiết kiệm đến đề nghị rút tiền. Khi nhận cuốn sổ tiết kiệm từ tay nữ khách hàng này, chị Vân phát hiện đây là cuốn sổ tiết kiệm được phát hành bởi OceanBank (Ngân hàng Đại Dương).

Vị khách nhầm tưởng OCB là tên viết tắt của OceanBank nên cứ một mực khẳng định mình đã đến đúng nơi cần đến.

"Ban đầu khi nhân viên giải thích, khách có phần hoảng hốt, có lẽ do nhầm tưởng bọn mình chối bỏ trách nhiệm. Nhưng sau khi được giải thích đây là hai ngân hàng khác nhau thì cô mới vui vẻ ra về”, chị Vân cho hay.

Sự nhầm lẫn cũng diễn ra tương tự giữa Ngân hàng SCB (tên viết tắt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn) và ngân hàng Sacombank (tên viết tắt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín). Theo chia sẻ của một giao dịch viên làm việc tại Sacombank, bản thân chị từng chứng kiến khách hàng của SCB nhưng lại lao nhầm vào Sacombank bởi nhầm tưởng SCB là tên viết tắt của Sacombank.

Thậm chí, sự nhầm lẫn còn diễn ra giữa một ngân hàng Việt và một ngân hàng 100% vốn nước ngoài, xuất phát từ cái tên SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội) và Ngân hàng Shinhan Bank (một ngân hàng 100% vốn của Hàn Quốc tại Việt Nam).

Tương tự, Public Bank – một ngân hàng 100% vốn của Malaysia cũng từng khiến cho khách hàng nhầm tưởng Ngân hàng Đại Chúng (PVComBank).

Tất nhiên, với sự đầu tư không nhỏ cho việc làm marketing, định vị thương hiệu của các ngân hàng, không dễ để dẫn đến sự nhầm lẫn, nhất là với những khách hàng trẻ.

Mặc dù vậy, theo chia sẻ của anh Nguyễn Mạnh Hà (SN 1979), trong một "rừng" ngân hàng hiện nay, đôi khi anh vẫn phải nhờ đến…. Google để xác định chính xác tên ngân hàng.

“Hai cái tên khiến tôi hay nhầm lẫn nhất là Ngân hàng Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SaigonBank, SGB). Nhiều khi chuyển tiền cho khách mà cứ phải xác định lại cho chính xác vì sợ nhầm”, anh Hà cho biết.

SeABank (Ngân hàng Đông Nam Á) có lẽ là ngân hàng hay bị nhầm sang các ngân hàng khác nhất, bởi từng có khách hàng nhầm sang Ngân hàng Đại Dương, thậm chí nhầm sang cả… Ngân hàng Đông Á.

Ngoài ra, còn một loạt những cái tên khác từng gây nhầm lẫn cho khách hàng như: GPBank (Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu) và PGBank (Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex); BaoVietBank và VietCapitalBank cũng dễ gây nhầm lẫn vì tên tiếng Việt của VietCapital là Bản Việt; VietBank và VietinBank;…

Theo cách đặt tên phổ biến của các ngân hàng Việt hiện nay, nhóm ngân hàng tên “Á”  khá phổ biến gồm: Ngân hàng Á Châu (ACB), Việt Á, Đông Á, Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á. Trước năm 2013 còn có Ngân hàng Đại Á (DaiABank), sau đó ngân hàng này sáp nhập vào HDBank nên cái tên Đại Á cũng biến mất.

Nhóm ngân hàng tên "Việt" cũng khá phổ biến với: Việt Nam Thương Tín (VietBank), Bản Việt (VietCapitalBank), Bảo Việt (BaoVietBank), Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank); Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Công thương Việt Nam (VietinBank); Việt Á (VietABank);…
Nhóm ngân hàng có tên "Sài Gòn" gồm 4 cái tên: Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Sài Gòn (SCB), Sài Gòn Công Thương (SaigonBank), và Sài Gòn - Hà Nội (SHB).

Trước đó, thị trường từng chứng kiến cuộc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) vào Sacombank; hợp nhất Ngân hàng Phương Tây (WesternBank) vào PVFC để tạo thành PVComBank như hiện nay. Qua đó xóa sổ hai ngân hàng Phương Nam và Phương Tây nên bản đồ ngân hàng Việt Nam hiện chỉ còn Ngân hàng Phương Đông (OCB) là có chữ “Phương”.

Ngân Giang

Sếp nhà băng "rung đùi" thu nghìn tỷ và nỗi ám ảnh của nhân viên

Sếp nhà băng "rung đùi" thu nghìn tỷ và nỗi ám ảnh của nhân viên

Hàng nghìn tỷ trao tay, ông lớn ngân hàng kiếm bộn từ các thương vụ bắt tay với bảo hiểm

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.

FWD hợp tác cùng Microsoft phát triển trải nghiệm bảo hiểm dựa trên AI

Tập đoàn bảo hiểm FWD mở rộng hợp tác với Microsoft thông qua một thoả thuận có thời hạn bốn năm, cung cấp quyền truy cập những sáng kiến trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh mới nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ chiến lược công nghệ đám mây tại FWD.

Agribank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí

Hai bên hướng đến đối tác toàn diện, trên các lĩnh vực phù hợp với khả năng, khai thác tối ưu tiềm năng sẵn có nhằm tạo hiệu quả kinh doanh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

BAT Việt Nam kết nối, truyền cảm hứng cho người lao động

BAT Việt Nam lần đầu tiên tổ chức sự kiện kết nối dành cho những cá nhân đang trải qua giai đoạn giữa của sự nghiệp (mid-career) với gần 150 người tham dự tại TP. HCM.

Hơn 18 tỷ đồng tri ân khách hàng gửi tiết kiệm Agribank

Để gia tăng lợi ích cho khách hàng gửi tiền nhân dịp Tết đến xuân về, Agribank triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Tết An Khang - Rước Xế Sang” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 18,14 tỷ đồng.

BAT Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, tiên phong thực hiện báo cáo về ESG với những mục tiêu, cách tiếp cận, sáng kiến và lộ trình phù hợp với thị trường Việt Nam.