Công ty Bắc Hà, Nam Mê Kông... điển hình ‘ôm’ quỹ bảo trì, thanh tra vào cuộc mới chịu ‘nhả’

Nhiều chủ đầu tư cố tình “ôm” quỹ bảo trì 2%, phải đến khi thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc thì họ mới chịu bàn giao, trả lại cho Ban quản trị chung cư. Công ty Bắc Hà, Nam Mê Kông... là những chủ đầu tư điển hình.

Sau 5 năm, Công ty CP Nam Mê Kông mới mở tài khoản, gửi kinh phí bảo trì 2%

{keywords}
Công ty CP Nam Mê Kông, tiền thân là Công ty CP Xây dựng số 3 - Vinaconex 3 ‘om’ quỹ bảo trì khiến người dân ở cụm chung cư thuộc dự án khu nhà ở Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vất vả đòi nhiều năm.

Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận thanh tra Công ty CP Nam Mê Kông, trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư tại 2 lô đất CT1 và CT2 (cụm nhà chung cư 17T1, 17T2) thuộc dự án khu nhà ở Trung Văn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Theo kết luận thanh tra, trong quá trình vận hành tòa CT1, thuộc dự án nhà ở Trung Văn chủ đầu tư là Công ty CP Nam Mê Kông đã không trình hội nghị nhà chung cư lần đầu để xem xét thông qua quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị và kế hoạch bảo trì. 

Đồng thời, chủ đầu tư không dự thảo quy chế thu, chi tài chính và không lập kế hoạch bảo trì để hội nghị nhà chung cư lần đầu xem xét, thông qua. Việc làm này đã vi phạm khoản 3, Điều 33 quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư theo Thông tư 02/2016 của Bộ Xây dựng.

Cùng với đó, tính đến thời điểm bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị (tháng 9/2018), chủ đầu tư không mở tài khoản nhằm gửi kinh phí bảo trì để quản lý là thực hiện không đúng khoản 1, Điều 109 Luật Nhà ở 2014.

Việc chủ đầu tư và ban quản trị chưa thống nhất quyết toán số liệu kinh phí bảo trì dẫn đến chậm bàn giao kinh phí. Quá trình này đã thực hiện chưa đúng theo khoản 4, Điều 36 Nghị định 99/2015.

Sau khi Thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc, Chủ đầu tư mới khắc phục và phối hợp với Ban quản trị để mở tài khoản kinh phí bảo trì 2% tại một ngân hàng vào ngày14/1/2021 và đóng hơn 549 triệu đồng kinh phí bảo trì của phần kiot tầng 1 và lãi phát sinh.

Ngày 29/1/02021, chủ đầu tư và Ban quản trị mới thống nhất và ký quyết toán số liệu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.

Đến ngày 9/3/2021, chủ đầu tư chuyển toàn bộ phí bảo trì còn lại theo quyết toán vào tài khoản ngân hàng đã mở, tổng số tiền hơn 549 triệu đồng của tòa CT1.

Tương tự, với kinh phí bảo trì 2% của tòa nhà CT2, chủ đầu tư cũng không mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định.

Theo kết luận thanh tra, Ban quản trì tòa CT2 đã yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì từ tháng 2/2016. Nhưng tới thời điểm thanh tra vào tháng 12/2020, chủ đầu tư và Ban quản trị vẫn chưa thống nhất được số liệu kinh phí bảo trì.

Sau quá trình làm việc với Đoàn thanh tra, ngày 14/1/2021, chủ đầu tư mới mở tài khoản  kinh phí bảo trì 2% tại một ngân hàng và nộp hơn 956 triệu đồng phí bảo trì 2% của phần kiot tầng 1 và tiền lãi phát sinh.

Trước những vi phạm nêu trên, tháng 1/2021, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty CP Nam Mê Kông về hành vi chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị theo quy định. Số tiền xử phạt không được nêu trong kết luận thanh tra, nhưng chủ đầu tư đã đi nộp phạt theo quyết định này.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư xem xét trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư chuyển toàn bộ kinh phí bảo trì, cả gốc lẫn lãi còn lại cho Ban quản trị cụm chung cư 17T1 và 17T2 (CT2) theo quy định.

Công ty CP Nam Mê Kông, tiền thân là Công ty CP Xây dựng số 3 - Vinaconex 3. Ông Kiều Xuân Nam và ông Đặng Minh Huệ đảm nhận vị trí chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty.

Công ty Bắc Hà ‘om’ hàng chục tỷ tiền quỹ bảo trì, gần 6 năm mới chịu trả

{keywords}
Công ty Bắc Hà ‘om’ hàng chục tỷ tiền quỹ bảo trì, gần 6 năm mới chịu trả cho Ban quản trị sau khi Thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc.

Công ty CP Tập đoàn Bắc Hà cũng liên quan tới việc chậm đóng phí bảo trì chung cư 2% vừa được Thanh tra Bộ Xây dựng công bố.

Theo đó, tại dự án khu nhà hỗn hợp và một phần nhà ở để bán cho cán bộ, chiến sỹ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14 - Bộ Công an), gọi tắt là cụm chung cư C14 cho thấy, dù công trình đã được đưa vào sử dụng từ tháng 5/2015, tuy nhiên đến tháng 10/2020, Công ty Bắc Hà không đóng phí bảo trì đối với phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua.

Tháng 11/2021, Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng đã làm việc trực tiếp và chỉ ra việc chủ đầu tư không đóng kinh phí bảo trì phần diện tích chủ đầu tư giữ lại, là vi phạm Điều 108 Luật Nhà ở 2014. Chủ đầu tư đã nhận trách nhiệm và chủ động khắc phục tồn tồn, kịp thời đóng tiếp kinh phí bảo trì phần diện tích giữ lại, tổng số tiền hơn 5,6 tỷ đồng cho cả tòa CT1 và CT2. Số tiền còn lại phải đóng là 30,6 tỷ đồng.

Ngày 21/1/2021, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi tới chủ đầu tư về tham gia ý kiến dự thảo kết luận thanh tra. Cùng ngày, chủ đầu cũng đã hoàn thiện số tiền 30,6 vào tài khoản phí bảo trì.

Tại công trình hỗn hợp nhà ở (dành một phần để bán cho cán bộ, chiến sỹ thuộc Cục Ngoại tuyến và Kỹ thuật C51 và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra C44 - Bộ Công an) và xây dựng nhà trẻ (gọi tắt là cụm chung cư C51-C44).

Theo kết luận thanh tra, tại chung cư C51 - C44, chủ đầu tư cũng vi phạm Điều 109, Luật Nhà ở 2014, khi không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội biết việc gửi vào tài khoản ngân hàng kinh phí bảo trì số tiền hơn 62 tỷ đồng.

Tại tòa nhà này, chủ đầu tư cũng không đóng kinh phí cho phần diện tích giữ lại, vi phạm Điều 108 Luật Nhà ở 2014. Cụ thể, ngày 29/9/2020, công trình được đưa vào sử dụng, đến thời điểm thanh tra (tháng 11/2020), chủ đầu tư chưa đóng phí bảo trì cho phần diện tích giữ lại.

Qua quá trình làm việc với Đoàn Thanh tra, chủ đầu tư đã nhận trách nhiệm và chủ động khắc phục tồn tồn, kịp thời đóng tiếp kinh phí bảo trì phần diện tích giữ lại, tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng, số tiền còn lại phải đóng là hơn 13 tỷ đồng.

Tới 21/1/2021, Thanh tra Bộ Xây dựng gửi văn bản cho chủ đầu tư về việc tham gia ý kiến dự thảo kết luận. Cùng ngày, chủ đầu tư cũng đã đóng nốt 13 tỷ đồng và tài khoản kinh phí bảo trì do chủ đầu tư đứng tên tài khoản.

Từ các vi phạm trên, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Bắc Hà tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm với các phòng ban, các tổ chức cá nhân việc chậm đóng 2% giá trị phần diện tích giữ lại.

Đồng thời, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao kinh phí bảo trì đối với phần diện tích giữ lại cho ban quản trị tòa chung cư Bắc Hà -C14, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có kết luận thanh tra.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập ban quản trị tại chung cư C51 - C44 khi đã đủ điều kiện theo quy định. Phải kịp thời bàn giao đủ kinh phí bảo trì khi nhà chung cư có Ban quản trị mới được thành lập và thống nhất việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định.

Minh Thư

Chủ đầu tư hết đường om quỹ bảo trì nhà chung cư

Chủ đầu tư hết đường om quỹ bảo trì nhà chung cư

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30/2021/NĐ-CP với một số quy định chặt chẽ hơn được cho là sẽ góp phần chặn đứng tình trạng chủ đầu tư chây ì, om 2% quỹ bảo trì nhà chung cư.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.